Bàn Gỗ Me Tây, Bàn Gỗ Nguyên Tấm Nguyên Khối

Vân gỗ là gì? Đặc điểm và vai trò của nó

Vân gỗ là gì? Đặc điểm và vai trò của nó

Vân gỗ là gì?

Vân gỗ là những đường cong được hình thành từ các thớ gỗ hay dác gỗ. Được tạo ra từ phản ứng sinh học, hoá học xảy ra trong suốt tiến trình sinh trưởng và phát triển của cây gỗ. Nhưng chúng không được sử dụng vào quá trình trao đổi hấp thu chất có lợi của cây tạo thành vân. Lõi gỗ thường có màu sẫm, tính chất khô cứng, trọng lượng nặng và đặc tính khó thấm nước.

Theo các nghiên cứu về vân gỗ, tùy thuộc vào đặc tính, khí hậu, cách sinh trưởng… mà sẽ hình thành nên hình thù và màu sắc vân khác nhau.

Các vân sẽ không bị thay đổi kể cả khi đã được cưa xẻ, bào nhẵn để sản xuất . Chúng chỉ bị mất đi khi ta sơn phủ màu sắc khác lên bề mặt đồ gỗ. Do đó, với nội thất gỗ tự nhiên, những người thợ thường sử dụng sơn PU với tác dụng kép, vừa để bảo vệ sản phẩm vừa giúp tạo độ bóng bẩy tự nhiên nhất cho sản phẩm mà vẫn giữ nguyên được những đường nét đặc trưng vốn có của vân gỗ.

Đặc điểm của vân gỗ

Mỗi cây gỗ có sự sinh trưởng và phát triển khác nhau vì vậy chúng sẽ hình thành nên vân cũng không giống nhau. Đường vân có màu sẫm nhìn rõ hơn so với màu gỗ xung quanh và chúng có khả năng chống thấm nước rất tốt.

Tùy theo từng loại cây khác nhau, điều kiện của thổ nhưỡng, khí hậu và thời gian trồng khác nhau mà vân sẽ khác nhau. Nếu một cây có tuổi đời càng lớn thì chúng sẽ có đường vân nổi càng rõ và đẹp mắt.

  • Cắt gỗ theo bề mặt ngang
Vân gỗ được cắt theo bề mặt ngang

Bằng cách cắt ngang bề mặt thân cây gỗ tự nhiên, ta sẽ nhìn được các vòng tròn có cùng tâm. Đó chính là vân gỗ, xếp khin khít nhau, được sinh ra trong quá trình phát triển của cây, hay còn gọi là các vòng gỗ.

Với những thân gỗ lâu năm thì các vòng tròn này sẽ dần khít lại với nhau hơn. Vì vậy mà thân gỗ có tuổi thọ càng lâu đời thì vân gỗ sẽ càng đẹp và có giá trị cao hơn.

  • Cắt gỗ theo bề mặt dọc
Vân gỗ đẹp được cắt theo bề mặt dọc

Nếu cắt thân gỗ theo mặt cắt dọc, ta sẽ thấy những vân có hình dạng thon dài chạy dọc từ gốc đến ngọn. Đó có thể là dạng vân hình núi, vân hình elip có cùng tâm điểm. Hay chỉ là những đường song song chạy dài theo thân. Độ uốn lượn hay lõm cũng có thể thay đổi theo chiều cắt khi ta tiến hành xẻ gỗ. Độ cong hay thẳng của thân cây cũng có khả năng ảnh hưởng đến hình dạng vân của thân cây gỗ.

Kết luận.

Thông qua sự tìm hiểu vân gỗ là gì, kể từ đặc điểm, vai trò, ý nghĩa và các bảo quản, mà Nội thất Saman đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra những yếu tố nào có thể tác động đến hình dáng và màu sắc của vân gỗ, chúng có thể là tuổi thọ của cây, điều kiện sinh trưởng và phát triển, hay quá trình xử lý gỗ…

Zalo
Bản Đồ
Gọi Điện
Chat Facebook