Bàn Gỗ Me Tây, Bàn Gỗ Nguyên Tấm Nguyên Khối

Tổng quan về những sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Tổng quan về những sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Xuất khẩu gỗ

Gỗ và những sản phẩm làm từ gỗ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực với quy mô kim ngạch lớn nhất, chiếm 34,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chủ yếu. Sản phẩm gỗ Việt Nam hiện đang có mặt ở 40 thị trường, trong đó có 9 thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Canada, Australia, Đức, Malaysia. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Saman tìm hiểu tổng quan về những sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và tiềm năng phát triển của ngành hàng này.

Xuất khẩu đồ gỗ

Thực trạng về xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam ra sao? Chúng ta hãy cùng phân tích tình hình xuất khẩu của các sản phẩm gỗ chủ lực trong năm 2022, dựa trên số liệu từ tạp Chí Gỗ Việt như sau: Nhóm đồ gỗ (HS 9403) là nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực với giá trị 6,83 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021 và chiếm 43,6% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG. Nhóm sản phẩm này bao gồm đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng, được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng và giá cả cạnh tranh.

Sự tăng trưởng ấn tượng của nhóm đồ gỗ (HS 9403) cho thấy tiềm năng to lớn của ngành gỗ Việt Nam Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là hầu hết đồ gỗ xuất khẩu của chúng ta hiện nay đều thông qua thương hiệu của các nước khác. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta chưa có thương hiệu đồ gỗ nào được thị trường quốc tế biết đến và ghi nhận.

Xuất khẩu gỗ tròn.

Thực trạng về xuất khẩu gỗ tròn của Việt Nam ra sao? Gỗ tròn là nguyên liệu thô được khai thác từ những cây gỗ lớn trong rừng, sau đó được cắt tỉa thành dạng hình trụ tròn với độ dài và đường kính khác nhau. Gỗ tròn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, là nguồn nguyên liệu thiết yếu cho sản xuất các sản phẩm như ván ép, đồ nội thất, sàn gỗ…

xuất khẩu gỗ tròn

Trong khi hiện nay, Việt Nam là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về chế biến gỗ, các doanh nghiệp trong nước còn thiếu hụt nguyên liệu thì Việt Nam vẫn cho xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ nên vừa ảnh hưởng tới nguồn nguyên liệu gỗ, vừa không mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, từ ngày 15/11/2018, Bộ Công Thương đã ban hành. Thông tư số 44/2018/TT/BCT, quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập và tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên của Lào và Campuchia. Mục tiêu là hạn chế các hành vi gian lận thương mại và đảm bảo nguồn nguyên liệu, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước.

Đồng thời, căn cứ Phụ Lục 1 ban hành kèm theo Nghị Định 69/2018/NĐ-CP về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thì gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu ra nước ngoài. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng khả năng xuất khẩu gỗ tròn của Việt Nam là rất thấp, nếu có thì không phải là nguồn rừng tự nhiên trong nước, và cũng không phải từ Lào và Campuchia. Thực tế thì trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 2,53 triệu m3 gỗ tròn, tương đương kim ngạch gần 748,2 triệu USD để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.

Xuất khẩu gỗ xẻ.

Thực trạng về xuất khẩu gỗ xẻ của Việt Nam ra sao? Gỗ xẻ là sản phẩm được chế biến từ thân cây gỗ, được cắt thành các kích thước và hình dạng khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng đa dạng trong ngành xây dựng, nội thất và thủ công mỹ nghệ.

Tương tự như gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên trong nước cũng thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu. Trong năm 2022, Việt Nam cũng phải nhập khẩu gần 2,7 triệu m3 gỗ xẻ, tương đương kim ngạch gần 1,2 tỷ USD. Nâng tổng số lượng gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu lên 5,23 triệu m3, tương đương kim ngạch gần 2 tỷ USD. Tình trạng này cho thấy sự phụ thuộc lớn của ngành chế biến gỗ Việt Nam vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Xuất khẩu gỗ xẻ

Kết luận.

Thông qua sự tìm hiểu tổng quan về những sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà Saman đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra ngành gỗ Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên cũng đang đối mặt với một số thách thức như sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác, nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt, và các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Chính Phủ, ngành gỗ sẽ có thể giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế và đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Zalo
Bản Đồ
Gọi Điện
Chat Facebook